57000 đồng hồ nước tại TP. HCM bị người dân bỏ không vì dùng nước giếng khoan, gây lãng phí hàng trăm tỉ đồng.Với con số được nói đến là hơn 57.000 đồng hồ nước có chỉ số tiêu thụ bằng 0m3/h (tức không sử dụng), 93.000 đồng hồ đo nướccó chỉ số tiêu thụ 1-4 m3. Số liệu này vừa được Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) công bố khiến nhiều người giật mình.
Số lượng
đồng hồ nước trên địa bàn không sử dụng nhiều nhất là quận Gò Vấp với hơn 15.000 cái, chiếm hơn 38% trong tổng sốđồng hồ đo nước trên địa bàn. Các quận Bình Tân, Thủ Đức, Bình Thạnh, Phú Nhuận cũng có hơn 10.000 đồng hồ đo lưu lượng nước không sử dụng.
Lý giải việc không sử dụng đồng hồ nước, chị Nguyễn Thị Lý (ngụ đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp) cho biết: “Gia đình tôi vốn xài nước giếng khoan, gắn đồng hồ nước sạch chỉ nhằm dự trù khi cúp điện”.
Tp. HCM hơn 57000 đồng hồ nước không được sử dụng vì người dân sử dụng nước giếng khoan gây lãng phí hơn 500 tỷ đồng
Một hộ dân khác là bà Nguyễn Thị Năm (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM) cho biết dù đã được gắn đồng hồ nướcnhưng vẫn xài nước giếng khoan.
Rất nhiều hộ dân trong hẻm 679 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp cũng chủ yếu sử dụng nước giếng khoan nên gắn đồng hồ nước sạch chỉ để lọc uống hoặc nấu ăn. Theo nhiều hộ dân, chi phí cho nước giếng khoan rẻ hơn nước máy nên được ưa chuộng dù chất lượng ra sao thì không ai biết.
Địa bàn ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là nơi đầu tiên SAWACO gắn đồng hồ nước với số lượng 390 hộ. Theo Công ty TNHH MTV Cấp nước Trung An – đơn vị cấp nước cho quận Gò Vấp, quận 12 và huyện Hóc Môn – sản lượng nước sử dụng tại xã Bà Điểm rất thấp, trung bình 8,59 m3/
đồng hồ đo nước/tháng; tỉ lệ đồng hồ đo lưu lượng nước không sử dụng hoặc sử dụng ít chiếm đến 43,6%.
Tại nhà chị Trần Thị Ngọc Phượng ở tổ 6, ấp Đông Lân, chúng tôi thấy đồng hồ nước nằm chơ vơ một góc. Khi chúng tôi hỏi gia đình có sử dụng nước máy không, con gái chị Phượng chỉ tay về phía chậu nước trước nhà và cho biết: “Gia đình em dùng nước giếng khoan, còn nước công ty cung cấp cho chảy nhỏ giọt để rửa tay chân, mỗi tháng không đáng là bao nên không phải đóng tiền”.
Gần nhà chị Phượng, một số hộ dân cũng có đồng hồ nước nhưng không sử dụng. Khi được hỏi thì ai cũng thừa nhận nguồn nước qua đồng hồ đo nước sinh hoạt ổn định, chất lượng tốt, đấu nối cũng miễn phí nhưng họ ngại sử dụng vì đã quen xài nước giếng.
Ngoài địa bàn do Công ty Cấp nước Trung An quản lý, địa bàn của Công ty Cấp nước Chợ Lớn cũng có gần 11.000 đồng hồ nước sạch có chỉ số bằng 0.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Công ty Cấp nước Trung An, cho biết chi phí đầu tư gắn số đồng hồ đo nước này không hề nhỏ. Trung bình, chi phí gắn 1 đồng hồ nước ở quận Gò Vấp là 4,9 triệu đồng, còn quận 12 là 11 triệu đồng. Riêng dự án cấp nước sạch cho hơn 300 hộ dân ấp Đông Lân có kinh phí đầu tư 6 tỉ đồng, trung bình 1 đồng hồ tốn 53 triệu đồng nhưng sau hơn 1 năm hoạt động thì hiệu quả không cao.
Như vậy, với 57.000 đồng hồ nước thuộc
vật tư ngành nước không sử dụng, nếu tính trung bình chi phí 10 triệu đồng/cái thì số tiền lãng phí phải hơn 500 tỉ đồng. Để hạn chế tình trạng này, theo ông Dũng, chỉ còn cách nhờ chính quyền địa phương vận động và kêu gọi người dân sử dụng nước máy.
Trước đây, Công ty Cấp nước Trung An từng thí điểm chính sách ưu đãi giá với những hộ không sử dụng đồng hồ đo nước. Theo đó, các hộ này sẽ hưởng giá nước sinh hoạt cho 4 m3 đầu, từ m3 thứ 5 trở đi tùy mục đích sử dụng mà tính tiền. Trong thời gian thí điểm, số đồng hồ đo lưu lượng nước sạch không sử dụng giảm hẳn nhưng sau khi giá nước sinh hoạt được điều chỉnh thì chính sách này không được áp dụng nữa. “Sắp tới, chúng tôi sẽ xin ý kiến của SAWACO để tiếp tục thực hiện chính sách trên” – ông Dũng nói.
Theo ông Lê Hữu Quang, Trưởng Phòng Kinh doanh – Dịch vụ khách hàng SAWACO, việc 57.000 đồng hồ nước không sử dụng không chỉ lãng phí mà còn bất công vì lẽ ra khoản tiền này sẽ dùng để gắn đồng hồ đo nước cho những khách hàng có nhu cầu bức thiết về nước sạch. Ngoài ra, dù khách hàng không sử dụng, đơn vị cấp nước vẫn phải bỏ chi phí duy trì việc cấp nước liên tục nên cũng gây lãng phí lớn.
Sắp tới, các đơn vị cấp nước sẽ yêu cầu khách hàng trước khi gắn đồng hồ nước phải cam kết sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, SAWACO sẽ nghiên cứu việc tháo đồng hồ đo nước sạch trong trường hợp khách hàng không sử dụng trong thời gian dài.
Theo:
nld.com.vn